TRƯỜNG THCS NHÂN HOÀ – TAM ĐA
BAN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
BÀI TUYÊN TRUYỀN TUẦN 1 THÁNG 4/2023
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
* Ngày phát: 03/04 và 08/04/2023.
* Phát thanh viên: Đỗ Minh Tâm – CĐ 7A1.
“ Đây là chương trình phát thanh măng non
Tiếng nói Liên đội THCS Nhân Hòa - Tam Đa”
Trong chương trình phát thanh măng non hôm nay xin kính mời các thầy cô và các bạn lắng nghe bài viết: PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Xin kính chào toàn thể các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây lan thành dịch ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của tất cả mọi người. Từ đầu năm 2014 đến nay, dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra tại hầu hết các tỉnh và thành phố và có nguy cơ dịch bùng phát. Đến nay cả nước đã ghi nhận 7.931 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong đó có 04 người tử vong. Thực hiện công văn số 217/GDĐT ngày 23 tháng 03 năm 2023 về việc chủ động, tích cực phòng chống sốt xuất huyết, hôm nay măng non sẽ cùng các thầy cô và các bạn tìm hiểu về bệnh này để từ đó biết cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
- Khái niệm:
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan thành dịch, nhất là những nước nhiệt đới. Dịch thường hay xẩy ra vào mùa mưa. Việt Nam là một trong những nước thường xuyên có dịch sốt xuất huyết xảy ra đặc biệt là các tỉnh phía nam. Mọi người đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở trẻ em.
- Nguyên nhân:
Sốt xuất huyết do vi rút abo, túp đăng gơ các loại gây ra. Loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti. Loại muỗi này thường không bay xa, trú ở nơi kín gió, tối tăm, thích hơi người và đốt người ngay cả ban ngày và ban đêm.
- Biểu hiện của bệnh:
- Sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục trong khoảng 5-7 ngày, sau đó sốt giảm dần. Người bệnh còn cảm thấy đau đầu, đau thắt lưng và đau mỏi các bắp cơ. Có thể bị rối loạn tiêu hoá như đau bụng, chán ăn, đi ỉa lỏng hoặc bị táo bón.
- Dấu hiệu rất quan trọng của bệnh là chảy máu. Có trường hợp bị chảy máu dưới da tạo thành những nốt xuất huyết, ban xuất huyết và vết bầm máu. Có trường hợp chảy máu cam, chảy máu ở chân răng, nhưng nguy hiểm nhất là chảy máu ở nội tạng như ở ruột, dạ dày làm cho bệnh nhân nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu (phân đen).
- Trường hợp nặng hơn nhiệt độ hạ, huyết áp hạ, mạch nhanh, khó bắt, chân tay lạnh, toát mồ hôi, người tím tái. Nếu điều trị không đúng sẽ bị choáng, hôn mê và tử vong.
4. Biện pháp phòng bệnh:
- Muỗi gây bệnh xuất huyết sinh sống và phát triển ở những nguồn nước sạch, do đó biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêu diệt muỗi và bọ gậy Ae, aegypti bằng cách giữ vệ sinh nhà ở, loại bỏ tất cả các phế thải chứa nước mưa quanh nhà, thả cá Mesocyelops ăn bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước ( bể, lu, chum, vại...). Có thể dùng hương để xua muỗi hoặc lắp thêm các lưới chống muỗi ở các cửa sổ.
- Quan trọng nhất là khi ngủ ban ngày cũng phải nằm màn và khi làm việc ở vùng đang có dịch phải mặc quần áo dài để chống muỗi đốt.
- Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vac xin phòng bệnh. Vì vậy khi mắc bệnh, bệnh nhân phải được nằm nghỉ ngơi tại chỗ, ăn uống đầy đủ và trợ lực bằng các loại vitamin, thuốc hạ nhiệt và thuốc an thần.
Trong những trường hợp nặng, thì phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để theo dõi và sử trí.
Vừa rồi măng non và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ảnh hưởng và cách phòng ngừa và điều trị bệnh sốt xuất huyết, hy vọng rằng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho các bạn học sinh những hiểu biết về bệnh sốt xuất huyết và có biện pháp phòng ngừa phù hợp để giúp các thầy cô và các bạn có một sức khoẻ thật tốt.
Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các bạn học sinh một sức khoẻ dồi dào và có một tuần học bổ ích.